Hiểu biết về các vấn đề sức khỏe tâm thần của chúng ta liên tục chuyển biến, cũng như từ ngữ chúng ta sử dụng để nói về chúng. Chẩn đoán mang tên “Rối loạn nhân cách” (Tiếng Anh: Personality disorder) có thể gây tranh cãi bởi những lý do sau:
Một số người với chẩn đoán này tin rằng cảm xúc và hành vi của họ chỉ là phản ứng thông thường của con người trước những khó khăn trong cuộc sống. Bởi vậy, việc coi tính cách của họ là một căn bệnh hay “rối loạn” quả thật khó chịu và vô ích. Họ cho rằng đề giúp đỡ, các chuyên gia nên cân nhắc các yếu tố gây khó khăn trong cuộc sống của họ thay vì tập trung tìm ra các vấn đề trong con người họ.
Ở một khía cạnh khác, một số người lại thấy chẩn đoán này giúp họ trong việc nhìn nhận và thấu hiểu trải nghiệm của bản thân, đồng thời giải thích khó khăn của mình cho những người xung quanh. Đôi khi, chẩn đoán còn giúp họ tìm đến điều trị và những nguồn hỗ trợ mà thông thường họ còn không nghĩ tới.
Mind (nguồn của bài báo) đảm bảo rằng mọi ý kiến đều được lắng nghe trong cuộc tranh luận này, bao gồm những người:
Nếu bạn đã được chẩn đoán với một loại rối loạn nhân cách nào đó nhưng không chắc chắn về độ chính xác, bạn có thể tìm hiểu thêm ở mục “Liệu tôi có bị chẩn đoán sai?” phía dưới về những gì bạn có thể làm nếu bạn nghĩ chẩn đoán của mình sai.
Tuy rằng hệ thống chẩn đoán rối loạn nhân cách được liệt kê bởi Mind là hệ thống thường được các bác sĩ tâm thần ở Anh sử dụng. Tuy nhiên, cũng có một số bác sĩ tâm thần không đồng tình với hệ thống này nói chung, cũng như lợi ích của nó bởi:
Con người là một giống loại phức tạp. Bởi vậy, có vô vàn các yếu tố xã hội có thể gây ảnh hưởng lên khả năng ứng phó và tương tác với người khác, cũng như cách phản ứng trước căng thẳng. Ví dụ:
Bất kỳ điều gì được nêu trên đều có thể đem lại những cảm xúc vô cùng tiêu cực, dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết các thử thách trong cuộc sống sau này.
Một số người cho rằng thuật ngữ “Rối loạn nhân cách” ẩn chứa rất nhiều định kiến. Việc chẩn đoán với rối loạn nhân cách có thể khiến nhiều người cảm thấy như thể chính tính cách hay con người của họ là thứ đem lại vấn đề. Họ có thể cảm thấy khó chịu, bị sỉ nhục và cảm thấy bị cô lập. Ngôn ngữ liên tục thay đổi, vì thế, các chuyên gia có thể sử dụng một thuật ngữ khác trong tương lai.
“Sự kỳ thị có thể đến từ chính những chuyên gia, dù điều đó có chủ ý hay không.”
Hãy luôn nhớ rằng bạn không hề cô đơn bởi có rất nhiều người khác ở ngoài kia đang trải qua những khó khăn giống bạn. Tuy nhiên, bạn là người quyết định cách nhìn nhận vấn đề của bản thân, và bạn xứng đáng được đối xử một cách công bằng. Sau đây là một số lựa chọn bạn có thể cân nhắc:
Để chống lại kỳ thị cần nhiều năng lượng. Khi không khỏe mạnh, khả năng cao bạn sẽ không thể thực hiện bất cứ điều gì được nêu trên. Bởi vậy trước hết, hãy bao dung với bản thân và cố gắng không gây áp lực. Thay vào đó, hãy nghỉ ngơi và tập trung chữa lành nếu đó là những gì bạn cần.
“Đối với tôi, bị người khác coi là bạo lực và nguy hiểm là điều tồi tệ nhất. Tôi là một tâm hồn giàu thấu cảm và vị tha, và tôi sẽ sẵn sàng làm bất cứ điều gì cho những người tôi yêu.”
Liệu tôi có bị chẩn đoán sai?
Một số triệu chứng của rối loạn nhân cách thường giống, và thường hay xuất hiện đồng thời, với triệu chứng các rối loạn tâm thần khác.
Các chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể gặp khó khăn trong việc tìm ra chẩn đoán phù hợp nhất với trải nghiệm của bạn bởi mọi thứ sẽ phù thuộc vào tâm trạng và những gì đang diễn ra trong cuộc đời bạn vào thời điểm bạn nói chuyện với họ.
Nếu bạn lo rằng chẩn đoán của bạn không thể hiện chính xác những gì bạn trải qua, hãy nói chuyện với chuyên gia tâm lý để họ có thể lựa chọn phương pháp điều trị và hỗ trợ phù hợp nhất với bạn.
Nguồn: Personality disorders - Why is it controversial?
Dịch giả: Trân Trần
Biên tập: Nguyễn Phương
Image by Gerd Altmann from Pixabay